Các loại Proxy Server và chức năng – Socks
Phân biệt Proxy theo chức năng, thì có rất nhiều kiểu chức năng (caching proxy server, web proxy, Content Filtering Web Proxy, Anonymizing proxy server, Intercepting proxy server..) . Ở ví dụ trong phần đầu, sau khi tìm kiếm được danh sách một loạt các Proxy server, tại mục Proxy type, có những loại sau: Anonymous, Transparent, High Anonymity, phân biệt các kiểu Proxy này nhự thế nào
Anonymous:
Đôi khi còn được gọi là web proxy, giúp người dùng ẩn danh (giấu IP), khi lướt Web. HTTP Proxy server không gửi thông số cụ thể của biến HTTP_X_FORWARDED_FOR tới Host đang truy cập, do vậy có thể che dấu IP của bạn. tuy nhiên, điều đó không có nghĩa giúp bạn ẩn dấu hoàn toàn, vì các website có thể sử dụng các site script để thu thập thông tin về việc bạn đang truy cập Host của họ thông qua một Proxy nào đó đang..phục vụ cho bạn
High Anonymity:
Mức độ che dấu tung tích cao hơn anonymous. Http Proxy hoàn toàn không gửi đi bất kì thông số nào của các biến HTTP_X_FORWARDED_FOR, HTTP_VIA và HTTP_PROXY_CONNECTION. Do vậy Internet Host không thể biết bạn đang dùng Proxy server, cũng như không detect được real IP của bạn
Transparent:
Proxy xuyên suốt, Đôi khi còn được gọi là Intercepting proxy, khác với 2 loại trên, transparent là sự kết hợp 1 proxy server và 1 gateway.
Đây là phương thức thường được các Network Admin “ép” User trong mạng Lan, User không nhận thức được mình đang truy cập internet qua một “cổng giám sát”
Yêu cầu truy cập của Client đước chuyển đến gateway sau đó gateway chuyển sang Proxy server xử lý. Khi user dùng loại proxy này, thì họ không biết được rằng họ đang dùng 1 proxy và bị..kiểm soát. User chỉ cần thiết lập địa chỉ IP của gateway do Admin cung cấp, mà không phải xác lập các thông số Proxy trong trình duyệt cũng như Internet applications khác..
Thường được các Admin trong công ty triển khai, họ muốn các chính sách của Policy được áp đặt lên user, nhưng user hầu như không biết mình đang qua 1..proxy
2. HTTP proxy và Socks proxy là gì, khác nhau như thế nào ?
HTTP/HTTPS Proxy(proxy thông thường):
Các proxy servers sẵn sàng cho các dịch vụ thông thường trên internet, ví dụ như: một HTTP proxy được dùng cho truy cập Web, một FTP proxy được dùng cho truyền File.
Những Proxies trên, được gọi là application-level proxies hay “application-level gateways”, bởi vì chúng được chỉ định để làm việc với những application và protocol và nhận ra được nội dung các Packet được gửi đến nó.
Một hệ thống proxy khác được gọi là circuit-level proxy, hỗ trợ nhiều applications cùng lúc. ví dụ, SOCKS là một IP-based proxy server (circuit-level proxy), hổ trợ hầu hết các applications trên nền TCP và UDP
SOCKS hay Sockets:
Chính là một circuit-level proxy server cho các IP networks theo định nghĩa từ (IETF (Internet Engineering Task Force)- một cộng đồng các chuyên gia về network designers, operators, vendors, and researchers tham gia vào cuộc xây dựng kiến trúc Internet và ngày càng hoàn thiện Internet hơn.) SOCKS được viết bởi David và Michelle Koblas vào những năm đầu của thập niên 90.
SOCKS đã nhanh chóng trở thành một de facto standard (hardware hay software được dùng rộng rãi nhưng không được chứng nhận từ những tổ chức chuyên cung cấp các định chuẩn), ngược lại là de jure standard. Mặc dù SOCKS ra đời sớm và được dùng phổ biến, nhưng SOCKS được IETF thông qua lần đầu tiên là SOCKS5. SOCKS ban đầu là hệ thống Proxy được sủ dụng cho các traffic như FTP, Telnet, v.vv, nhưng không dành cho HTTP. SOCKS4 kiểm soát các TCP connections (là phần lớn các Application trên Internet), SOCKS5 còn hỗ trợ thêm UDP, ICMP, xác thực User (user authentication) và giải quyết hostname (DNS service).
SOCKS bắt buộc Client phải được cấu hình để chuyển trực tiếp các yêu cầu đến SOCKS server, hoặc ngược lại SOCKS driver sẽ ngăn chặn các Clients chuyển các yêu cầu non-SOCKS application. Nhiều Web browsers và các Internet applications khác hiện nay hỗ trợ SOCKS, cho nên khá dễ dàng khi làm việc với các SOCKS server. tìm hiểu chi tiết về SOCKS và các Applications tuân theo SOCKS Cũng cần xem thêm mô hình giao tiếp TCP/IP
ST
0 Nhận xét